Tất cả ý niệm chúng ta hết thảy đều buông xuống,

CHÚNG TA PHẢI BUÔNG BỎ NHỮNG Ý NIỆM KHÔNG CHẾ " ĐỐI VỚI TẤT CẢ NGƯỜI VÀ SỰ VẬT.

trong cuộc sống hằng ngày có thể buông bỏ những ý niệm khống chế đối với tất cả người việc vật. Hà tất gì phải khống chế chứ? Phải buông bỏ ý niệm chiếm hữu, buông bỏ ý niệm chi phối, bạn chỉ cần buông bỏ ba cái ý niệm này thì tâm của bạn liền thanh tịnh, thì bạn sẽ không còn tạo ác nghiệp nữa. Phàm phu sở dĩ không thể thành tựu, điều rắc rối nhất chính là không thể buông bỏ ba cái ý niệm này. Chúng ta thật sự dụng công niệm Phật, ý niệm vừa khởi thì niệm A Di Đà Phật để cắt đứt cái ý niệm này, ý niệm này không còn thì đương nhiên bạn sẽ không gây ra hành vi. Sau này khởi tâm động niệm là nghĩ đến tất cả chúng sanh khổ nạn. Chúng ta làm sao để cứu giúp chúng sanh khổ nạn lìa khổ được vui? Không có gì khác, chính mình phải làm tấm gương tốt, chính mình lìa khổ thì tất cả chúng sanh mới lìa khổ, bản thân mình chưa lìa được khổ thì tất cả chúng sanh không có cách nào lìa được khổ. Thiện pháp của thế xuất thế gian đều phải bắt đầu từ nội tâm mà làm, điều này rất quan trọng, hy vọng chúng ta ghi nhớ cho thật kỹ.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có nêu ra trong Mật Tông có rất nhiều phái khác nhau, trong đó có rất nhiều vị Thượng Sư là thân phận của người tại gia, không có người xuất gia. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng là Kim Cang Thượng Sư của Mật Tông, ông truyền pháp, ông cũng là cư sĩ tại gia. Lúc lão cư sĩ ra đi là niệm Phật mà đi, nghe nói khi ông lâm trọng bệnh, một ngày niệm 140 ngàn câu Phật hiệu, niệm Phật mà ra đi. Ngày nay chúng ta nghe Thượng Sư của Ngũ Minh Phật Học Viện cũng là niệm A Di Đà Phật mà ra đi, điều này cũng là gợi cho chúng ta niềm tin rất lớn. Câu kinh văn “xả gia khí dục” này, chúng tôi đặc biệt chú trọng tâm xuất gia, chú trọng điều này. “Khí dục” (ly dục) phải chú trọng việc khởi tâm động niệm, thật sự buông bỏ việc khống chế đối với người việc vật, buông bỏ ý niệm chiếm hữu chi phối đối với người việc vật, không nên có những ý niệm này, những ý niệm này chắc chắn sẽ hại bản thân mình. Những ý niệm này là tâm luân hồi, từ những ý niệm này mà sanh ra những hành vi tạo nghiệp luân hồi, chúng ta mỗi ngày vẫn dùng tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi thì làm sao mà vãng sanh, làm sao mà ra khỏi luân hồi? Ta phải buông bỏ, buông bỏ thì tự tại, buông bỏ thì tốt.

Trong cuộc sống mọi người đều than khổ, tôi đã gặp được những người ở trước mặt tôi than khổ, tôi biết tại sao họ lại khổ, vì không buông bỏ được, buông xuống thì liền hết khổ. Khổ là do tự bản thân họ chuốc lấy, không phải là cái khổ nó đến tìm bạn, là bạn đi tìm cái khổ, bạn sai là ở chỗ này. Nếu bạn không đi tìm cái khổ thì cái khổ sẽ không đến tìm bạn, vậy thì tại sao phải đi tìm nó? Cho nên tất cả phải học tùy duyên không phan duyên, tùy duyên thì không bị khổ thì sẽ được vui, phan duyên thì khổ. Trong tâm ta nếu muốn như thế này như thế kia thì sẽ khổ. Cái gì cũng không muốn, nhưng phải có nguyện, nguyện khác với ham muốn, ham muốn là gì? Bạn muốn đạt được, niệm niệm đều muốn đạt được, nguyện thì không phải như vậy, nguyện là niệm niệm muốn cho duyên chín muồi. Cho nên một cái là vì chính mình, một cái là vì chúng sanh, vì Phật pháp không vì chính mình. Vì chúng sanh, duyên đã chín muồi rồi thì chúng sanh có phước, chúng ta có cơ duyên vì chúng sanh phục vụ, chúng ta rất sung sướng. Nếu duyên chưa chín muồi thì chúng sanh chưa có phước, chúng ta chưa có cơ duyên phục vụ cho chúng sanh, vậy thì phải làm sao? Chúng ta càng vui vẻ, không cần làm. Khi duyên đã chín muồi rồi, chúng ta phải nhọc nhằn, phải làm việc cho họ, cho nên duyên chưa chín muồi thì càng tốt. Bản thân nhất định không có được mất, trong sự ham muốn thì có được mất, trong nguyện thì không có được mất, điều này nhất định phải phân biệt cho rõ ràng.

Tiếp theo là nói đến trung tâm của quyển kinh, câu kinh văn này là “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”.
Hôm nay thời gian hết rồi, chúng tôi xin giảng đến chỗ này.

A Di Đà Phật.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 336)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
  Chủ Đề: 

No comments