Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm
trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ
nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà
kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói: -Ăn trộm hả?
Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp
ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi. Anh
trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà
xong, rồi chậm rãi nói:
-Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này
không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:
-Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:
-Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban
đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành
đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
* Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang
mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà
tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại
Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là
loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối,
xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có
thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do
những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên,
tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều
giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương,
khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên
nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì
thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ,
khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức
chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá.
Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống
(Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication).
Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý
trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ
hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng
cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì
thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP
LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không
phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà
chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo,
Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể
một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng
chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua
chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì
bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích
thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ
thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi
thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía:
đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc,
không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài
hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau
đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng
có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần
kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh
đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi
chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt”
đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt”
thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng
lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì
đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu
“xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị
“xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi,
bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai
làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi
phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau,
cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở
lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ
lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập
một thời gian, có thể đau lại).
A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm
chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía
trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay
cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm
gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít
vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở
đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn
xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm
10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ,
từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo
một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống)
từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ
nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng
vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10
lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ
mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay
vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người
thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên,
nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời
nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng
tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to
trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau
lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt
lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái)
ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì
bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít
thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống,
thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai
cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho
hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh
tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân
bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi.
Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt
đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp
người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim
đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp
người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi
ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10
phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập
trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần
nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà
muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có
bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt
đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hợn .
Sưu tầm trên Nếttt ! hêhêhê . . .
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm
trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ
nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà
kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói: -Ăn trộm hả?
Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp
ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi. Anh
trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà
xong, rồi chậm rãi nói:
-Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này
không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:
-Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:
-Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban
đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành
đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
* Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang
mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà
tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại
Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là
loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối,
xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có
thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do
những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên,
tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều
giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương,
khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên
nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì
thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ,
khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức
chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá.
Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống
(Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication).
Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý
trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ
hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng
cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì
thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP
LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không
phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà
chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo,
Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể
một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng
chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua
chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì
bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích
thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ
thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi
thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía:
đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc,
không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài
hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau
đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng
có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần
kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh
đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi
chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt”
đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt”
thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng
lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì
đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu
“xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị
“xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi,
bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai
làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi
phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau,
cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở
lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ
lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập
một thời gian, có thể đau lại).
A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm
chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía
trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay
cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm
gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít
vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở
đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn
xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm
10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ,
từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo
một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống)
từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ
nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng
vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10
lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ
mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay
vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người
thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên,
nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời
nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng
tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to
trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau
lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt
lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái)
ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì
bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít
thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống,
thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai
cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho
hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh
tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân
bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi.
Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt
đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp
người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim
đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp
người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi
ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10
phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập
trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần
nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà
muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có
bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt
đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hợn .
Sưu tầm trên Nếttt ! hêhêhê . . .
No comments
Post a Comment