HỎI: Sống trong đời ác năm trược, mỗi người đều có tội; giả sử không tạo tội nặng Ngũ nghịch thì cũng vương vào các lỗi khác. Nếu có người không sám hối, hoặc sám hối mà tội chưa tiêu diệt hết, khi bình thời và lúc lâm chung đều chí tâm niệm Phật thì có được vãng sinh hay chăng?
ĐÁP: Những kẻ hành trì như thế đều được vãng sinh, do nhờ sức đại nguyện không thể nghĩ bàn của đức A-Di-Đà. Kinh Na-tiên nói: “Như đem tảng đá thật to để trên thuyền, do nhờ sức thuyền nên đá không bị chìm và được chuyển sang bờ bên kia. Nếu không có thuyền thì dù đem hạt cát để xuống nước, hạt cát ấy cũng vẫn bị chìm”.
Tảng đá to dụ cho người nghiệp nặng, hạt cát dụ cho người nghiệp nhẹ, chiếc thuyền dụ cho nguyện lực của Phật. Người dù nghiệp nặng bao nhiêu mà biết ăn năn chí tâm niệm Phật thì cũng được Phật tiếp dẫn, ví như tảng đá to được thuyền chở qua bờ bên kia. Kẻ nghiệp tuy nhẹ mà không niệm Phật, khi mạng chung sẽ tùy nghiệp chịu khổ luân hồi, ví như hạt cát bị chìm, bởi không thuyền chuyên chở. Cho nên, trong nhà Phật có thuyết “đới nghiệp vãng sinh” là còn mang nghiệp mà được sinh về Tây Phương, chính ý nghĩa đó.
Trong Tịnh Độ Văn, đoạn nói về bốn cõi cũng bảo: “Người còn đủ hoặc nhiễm vẫn được sinh về Đồng Cư Tịnh Độ”. Như Hùng Tuấn, Trương Chung Quỳ và một người ở Phần Châu đều lấy nghiệp đồ sát làm nghề sinh sống; khi lâm chung, cả ba người kẻ thì thấy bầy trâu ồ ạt kéo đến muốn chém, kẻ lại thấy thần nhơn đuổi bầy gà đến mổ khắp cả mình và đôi mắt, làm cho máu chảy ướt giường. Nhưng nhờ chí tâm niệm Phật, nên cả ba đều thoát khỏi nghiệp Nê-lê (địa ngục), được sinh về Cực Lạc. Sự tích nầy có chép rõ trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục. Những việc trên đây không phải bằng chứng của Phật lực là gì? ( trích trong : Tịnh Độ Hoặc Vấn -- Hòa Thượng Thích Thiền Tâm )
ĐÁP: Những kẻ hành trì như thế đều được vãng sinh, do nhờ sức đại nguyện không thể nghĩ bàn của đức A-Di-Đà. Kinh Na-tiên nói: “Như đem tảng đá thật to để trên thuyền, do nhờ sức thuyền nên đá không bị chìm và được chuyển sang bờ bên kia. Nếu không có thuyền thì dù đem hạt cát để xuống nước, hạt cát ấy cũng vẫn bị chìm”.
Tảng đá to dụ cho người nghiệp nặng, hạt cát dụ cho người nghiệp nhẹ, chiếc thuyền dụ cho nguyện lực của Phật. Người dù nghiệp nặng bao nhiêu mà biết ăn năn chí tâm niệm Phật thì cũng được Phật tiếp dẫn, ví như tảng đá to được thuyền chở qua bờ bên kia. Kẻ nghiệp tuy nhẹ mà không niệm Phật, khi mạng chung sẽ tùy nghiệp chịu khổ luân hồi, ví như hạt cát bị chìm, bởi không thuyền chuyên chở. Cho nên, trong nhà Phật có thuyết “đới nghiệp vãng sinh” là còn mang nghiệp mà được sinh về Tây Phương, chính ý nghĩa đó.
Trong Tịnh Độ Văn, đoạn nói về bốn cõi cũng bảo: “Người còn đủ hoặc nhiễm vẫn được sinh về Đồng Cư Tịnh Độ”. Như Hùng Tuấn, Trương Chung Quỳ và một người ở Phần Châu đều lấy nghiệp đồ sát làm nghề sinh sống; khi lâm chung, cả ba người kẻ thì thấy bầy trâu ồ ạt kéo đến muốn chém, kẻ lại thấy thần nhơn đuổi bầy gà đến mổ khắp cả mình và đôi mắt, làm cho máu chảy ướt giường. Nhưng nhờ chí tâm niệm Phật, nên cả ba đều thoát khỏi nghiệp Nê-lê (địa ngục), được sinh về Cực Lạc. Sự tích nầy có chép rõ trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục. Những việc trên đây không phải bằng chứng của Phật lực là gì? ( trích trong : Tịnh Độ Hoặc Vấn -- Hòa Thượng Thích Thiền Tâm )
No comments
Post a Comment