Bộ phim “Last days in Vietnam” một tư liệu quý về Chiến tranh Việt Nam...
Dường như nỗi ám ảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam vẫn còn đè nặng nhiều người ở lớp tuổi trên dưới 70 mặc dù cuộc chiến đã lùi xa 48 năm, nghĩa là gần nửa thế kỷ!
Ngày nay nhờ mạng lưới Internet toàn cầu nên thuận tiện cho việc lưu trữ những tư liệu về bài viết, phim, hình ảnh... nên lớp người sau dễ dàng tìm kiếm lại quá khứ của lịch sử của cuộc chiến này để biên soạn những đề tài liên quan đến cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam để từ đó biết được nguyên nhân gốc rễ, tìm hướng giải quyết hậu quả của thời hậu chiến...
Phần lớn những tư liệu lưu trữ nhất là phim ảnh đểu do người nước ngoài đưa lên mạng Internet trong đó không ít là những phóng viên chiến trường của các hãng tin lớn, là những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại chiến trường miền Nam.
Thời ấy nhưng người lính Mỹ khi qua Việt Nam chiến đấu dường như có máu phiêu lưu khi qua một miền đất lạ nên hầu như rất nhiều người mang theo máy chụp hình để chụp bất cứ thứ gì họ bắt gặp trong đời sống thường nhật ở miền Nam lẫn nhưng lúc họ hành quân... Sau này khi về nước, có điều kiện họ đưa lên những trang Blog cá nhân hoặc mạng xã hội ... như để nhớ về một thời chính chiến đã xa.
Về phim ảnh thì sau cuộc chiến đã có nhiều nhà làm phim dựa vào hồi ký tư liệu phim, hình ảnh... để xây dựng những bộ phim truyện cũng như phim tài liệu. Tuy nhiên có lẽ phim tài liệu mang tính trung thực hơn ít có chi tiết mang tính hư cấu như phim truyện nên dễ thuyết phục người xem hơn!
Một trong những bộ phiêm tài liệu về đề tài chiến tranh Việt Nam là “Last days in Vietnam” (Những ngày cuối ở Việt Nam) cùng 14 phim tài liệu khác đã lọt vào danh sách 15 phim tài liệu được cân nhắc cho hạng mục “Phim tài liệu xuất sắc” do Oscar công bố ngày 12/02/2011. “Last days in Vietnam” là câu chuyện bên lề về giai đoạn cuối của cuộc chiến ở Việt Nam, xoay quanh bối cảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975. Giữa lúc quân đội miền Nam Việt Nam đang suy yếu, quân đội miền Bắc Việt Nam đang bao vậy và tiến sát Sài Gòn.
Phim “Last Days in VN” kể lại một cách hấp dẫn, hồi hộp từng thời điểm xung quanh cuộc di tản quân sự trong thời gian cuối tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn. Vào những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của chiến tranh Việt Nam, quân đội Bắc Việt áp sát vào Sài Gòn, giữa lúc dân chúng miền Nam Việt Nam hoảng hốt ra sức tìm cách trốn thoát, các sĩ quan, binh sĩ và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ phải đối diện với một tình thế khó xử về mặt đạo đức: một là tuân lệnh của Tòa Bạch Ốc đòi chỉ di tản các công dân Mỹ mà thôi, nếu không thì gặp phải nguy cơ bị buộc tội phản quốc; hai là cứu sống nhiều công dân Việt Nam Cộng Hòa theo khả năng của họ. Với thời gian quá gấp rút, và thành phố nằm dưới hỏa lực của quân đội Bắc Việt, một nhóm anh hùng bất ngờ xuất hiện khi những người Mỹ và những người miền Nam Việt Nam tự tay giải quyết các vấn đề sinh tử của mình trong tình nhân bản, cưu mang giữa con người với con người, bất chấp lệnh trên và có thể bị mất việc, bị truy tố vì những nghĩa cử này, thậm chí còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.
“Last Day In Vietnam” mang một số thông điệp của người Mỹ nhìn về ngày 30/4/1975. Có thể nó khác với cách nhìn của một số người Việt Nam, nhưng điểm chính rất tuyệt vời của cuốn phim mà ai cũng phải nhìn nhận là nói lên tình người trong giai đoạn khó khăn, cấp bách, nguy hiểm nhất – những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Nam Bắc tang thương kéo dài 20 năm trên đất nước Việt Nam.
“Last Day In Vietnam” cũng phơi bày sự thật về lý do tại sao VNCH thất trận, đó là sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ chứ không phải do VNCH hèn nhát, tháo chạy như dư luận tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới đã từng hiểu lầm do bị ảnh hưởng của phong trào phản chiến. “Last Day In Vietnam” cũng can đảm đưa ra nhận thức là chính Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH để đưa đến tình trạng kết thúc tang thương tại Việt Nam mà hệ quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Phê phán Hiệp Định Paris là một “kiệt tác của hỏa mù” và nói lên những trí trá của phía Bắc Việt cũng như những ký kết vô trách nhiệm của Hoa Kỳ.
Trong bộ phim của rút ra bài học cho cả hai phía.
Hoa Kỳ – như lời chia sẻ của Đạo diễn Rory Kennedy: Trước khi mình dấn thân vào một cuộc chiến, phải nghĩ tới sách lược thoát ra các cuộc chiến đó như thế nào để có một kết thúc có hậu.
Việt Nam: Luôn lấy sức mình dựa vào sức mạnh dân tộc làm chính. Quốc gia nào cũng đặt ưu tiên quyền lợi dân tộc họ; do đó họ chỉ hợp tác khi có tương quan quyền lợi và sẵn sàng bỏ rơi chúng ta khi cần. Cần thực tế hóa và không lý tưởng hóa tương quan với các quốc gia bạn; vận động sự hợp tác quốc tế trên căn bản “tương quan quyền lợi”.
Mặc dù trong “Last Day In Vietnam” chưa nói hết được tất cả những u uất, thống khổ, thương tâm của cuộc chiến mà người Việt đã phải gánh chịu, nhưng dẫu sao cuốn phim cũng đã nói lên được phần nào những điểm son để phục hồi sự thật, để rút tỉa kinh nghiệm, để vinh danh giá trị nhân bản và tình người trong một trang sử cận đại mà hệ lụy vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay.
Đạo diễn của bộ phim, bà Rory Elizabeth Katherine Kennedy là một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng với nhiều tác phẩm trước đó. Bà là con gái của Thượng nghị sĩ Robert Fitzgerald Kennedy và là cháu gọi bằng bác của cố Tổng thống John F. Kennedy. Nữ đạo diễn đã sử dụng nhiều hình ảnh và tài liệu quý giá về Sài Gòn tháng 4/1975 để đưa vào “Last days in Vietnam” bên cạnh hồi ức của một số người Mỹ có mặt tại Việt Nam trước sự kiện nêu trên.
Nữ Đạo diễn Rory Elizabeth Katherine Kennedy của phim “Last Days in Vietnam” được biết tiếng qua nhiều phim tài liệu như Ethel (2012), nói về cuộc đời của bà Ethel Kennedy, mẹ của nữ đạo diễn Rory, phim Ghosts of Abu Ghraib – Bóng ma của Nhà tù Abu Ghraib (2007) và American Hollow (1999). Bà đã đạo diễn hơn 30 bộ phim tài liệu và từng đoạt giải Emmy.
Do bộ phim có bản quyền nên những ai muốn tham khảo thêm về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách nay 48 năm có thể xem trên kênh YouTube
Hoài Nguyễn - 25/4/2023
Dường như nỗi ám ảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam vẫn còn đè nặng nhiều người ở lớp tuổi trên dưới 70 mặc dù cuộc chiến đã lùi xa 48 năm, nghĩa là gần nửa thế kỷ!
Ngày nay nhờ mạng lưới Internet toàn cầu nên thuận tiện cho việc lưu trữ những tư liệu về bài viết, phim, hình ảnh... nên lớp người sau dễ dàng tìm kiếm lại quá khứ của lịch sử của cuộc chiến này để biên soạn những đề tài liên quan đến cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam để từ đó biết được nguyên nhân gốc rễ, tìm hướng giải quyết hậu quả của thời hậu chiến...
Phần lớn những tư liệu lưu trữ nhất là phim ảnh đểu do người nước ngoài đưa lên mạng Internet trong đó không ít là những phóng viên chiến trường của các hãng tin lớn, là những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại chiến trường miền Nam.
Thời ấy nhưng người lính Mỹ khi qua Việt Nam chiến đấu dường như có máu phiêu lưu khi qua một miền đất lạ nên hầu như rất nhiều người mang theo máy chụp hình để chụp bất cứ thứ gì họ bắt gặp trong đời sống thường nhật ở miền Nam lẫn nhưng lúc họ hành quân... Sau này khi về nước, có điều kiện họ đưa lên những trang Blog cá nhân hoặc mạng xã hội ... như để nhớ về một thời chính chiến đã xa.
Về phim ảnh thì sau cuộc chiến đã có nhiều nhà làm phim dựa vào hồi ký tư liệu phim, hình ảnh... để xây dựng những bộ phim truyện cũng như phim tài liệu. Tuy nhiên có lẽ phim tài liệu mang tính trung thực hơn ít có chi tiết mang tính hư cấu như phim truyện nên dễ thuyết phục người xem hơn!
Một trong những bộ phiêm tài liệu về đề tài chiến tranh Việt Nam là “Last days in Vietnam” (Những ngày cuối ở Việt Nam) cùng 14 phim tài liệu khác đã lọt vào danh sách 15 phim tài liệu được cân nhắc cho hạng mục “Phim tài liệu xuất sắc” do Oscar công bố ngày 12/02/2011. “Last days in Vietnam” là câu chuyện bên lề về giai đoạn cuối của cuộc chiến ở Việt Nam, xoay quanh bối cảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975. Giữa lúc quân đội miền Nam Việt Nam đang suy yếu, quân đội miền Bắc Việt Nam đang bao vậy và tiến sát Sài Gòn.
Phim “Last Days in VN” kể lại một cách hấp dẫn, hồi hộp từng thời điểm xung quanh cuộc di tản quân sự trong thời gian cuối tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn. Vào những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của chiến tranh Việt Nam, quân đội Bắc Việt áp sát vào Sài Gòn, giữa lúc dân chúng miền Nam Việt Nam hoảng hốt ra sức tìm cách trốn thoát, các sĩ quan, binh sĩ và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ phải đối diện với một tình thế khó xử về mặt đạo đức: một là tuân lệnh của Tòa Bạch Ốc đòi chỉ di tản các công dân Mỹ mà thôi, nếu không thì gặp phải nguy cơ bị buộc tội phản quốc; hai là cứu sống nhiều công dân Việt Nam Cộng Hòa theo khả năng của họ. Với thời gian quá gấp rút, và thành phố nằm dưới hỏa lực của quân đội Bắc Việt, một nhóm anh hùng bất ngờ xuất hiện khi những người Mỹ và những người miền Nam Việt Nam tự tay giải quyết các vấn đề sinh tử của mình trong tình nhân bản, cưu mang giữa con người với con người, bất chấp lệnh trên và có thể bị mất việc, bị truy tố vì những nghĩa cử này, thậm chí còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.
“Last Day In Vietnam” mang một số thông điệp của người Mỹ nhìn về ngày 30/4/1975. Có thể nó khác với cách nhìn của một số người Việt Nam, nhưng điểm chính rất tuyệt vời của cuốn phim mà ai cũng phải nhìn nhận là nói lên tình người trong giai đoạn khó khăn, cấp bách, nguy hiểm nhất – những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Nam Bắc tang thương kéo dài 20 năm trên đất nước Việt Nam.
“Last Day In Vietnam” cũng phơi bày sự thật về lý do tại sao VNCH thất trận, đó là sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ chứ không phải do VNCH hèn nhát, tháo chạy như dư luận tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới đã từng hiểu lầm do bị ảnh hưởng của phong trào phản chiến. “Last Day In Vietnam” cũng can đảm đưa ra nhận thức là chính Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH để đưa đến tình trạng kết thúc tang thương tại Việt Nam mà hệ quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Phê phán Hiệp Định Paris là một “kiệt tác của hỏa mù” và nói lên những trí trá của phía Bắc Việt cũng như những ký kết vô trách nhiệm của Hoa Kỳ.
Trong bộ phim của rút ra bài học cho cả hai phía.
Hoa Kỳ – như lời chia sẻ của Đạo diễn Rory Kennedy: Trước khi mình dấn thân vào một cuộc chiến, phải nghĩ tới sách lược thoát ra các cuộc chiến đó như thế nào để có một kết thúc có hậu.
Việt Nam: Luôn lấy sức mình dựa vào sức mạnh dân tộc làm chính. Quốc gia nào cũng đặt ưu tiên quyền lợi dân tộc họ; do đó họ chỉ hợp tác khi có tương quan quyền lợi và sẵn sàng bỏ rơi chúng ta khi cần. Cần thực tế hóa và không lý tưởng hóa tương quan với các quốc gia bạn; vận động sự hợp tác quốc tế trên căn bản “tương quan quyền lợi”.
Mặc dù trong “Last Day In Vietnam” chưa nói hết được tất cả những u uất, thống khổ, thương tâm của cuộc chiến mà người Việt đã phải gánh chịu, nhưng dẫu sao cuốn phim cũng đã nói lên được phần nào những điểm son để phục hồi sự thật, để rút tỉa kinh nghiệm, để vinh danh giá trị nhân bản và tình người trong một trang sử cận đại mà hệ lụy vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay.
Đạo diễn của bộ phim, bà Rory Elizabeth Katherine Kennedy là một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng với nhiều tác phẩm trước đó. Bà là con gái của Thượng nghị sĩ Robert Fitzgerald Kennedy và là cháu gọi bằng bác của cố Tổng thống John F. Kennedy. Nữ đạo diễn đã sử dụng nhiều hình ảnh và tài liệu quý giá về Sài Gòn tháng 4/1975 để đưa vào “Last days in Vietnam” bên cạnh hồi ức của một số người Mỹ có mặt tại Việt Nam trước sự kiện nêu trên.
Nữ Đạo diễn Rory Elizabeth Katherine Kennedy của phim “Last Days in Vietnam” được biết tiếng qua nhiều phim tài liệu như Ethel (2012), nói về cuộc đời của bà Ethel Kennedy, mẹ của nữ đạo diễn Rory, phim Ghosts of Abu Ghraib – Bóng ma của Nhà tù Abu Ghraib (2007) và American Hollow (1999). Bà đã đạo diễn hơn 30 bộ phim tài liệu và từng đoạt giải Emmy.
Do bộ phim có bản quyền nên những ai muốn tham khảo thêm về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách nay 48 năm có thể xem trên kênh YouTube
Hoài Nguyễn - 25/4/2023
Những ngày cuối ở Việt Nam | Phụ Đề Tiếng Việt | Last Days in Vietnam 2014 | PBS
No comments
Post a Comment