Đời nay không vợ do nhân gì?
Kiếp trước chia rẽ vợ chồng người.
Khi lớn lên ai cũng muốn có một mái ấm gia đình sống an vui, hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa, nhưng tại sao ta mãi cô đơn không người ưng thuận, làm quen được một thời gian họ cũng tìm cách lánh xa, không chịu nên duyên chồng vợ. Tất nhiên, mọi việc đều có nguyên nhân, không phải khi không bỗng dưng như vậy. Nhân quả rất công bằng, nếu ta không ly gián vợ chồng người khác làm họ khổ đau, tuyệt vọng thì tại sao ta lại cô đơn trong khi lòng luôn thèm muốn một tình yêu đích thực.
Phá hoại hạnh phúc gia đình người là nhân không hạnh phúc trong đời sống hiện tại, khi ta gá nghĩa vợ chồng với ai thì cũng không được lâu dài, bền bỉ, bị đổ vỡ nửa chừng hoặc bị chết sớm. Người Phật tử khi nằm trong hoàn cảnh đó không nên buồn khổ vì có cơ hội báo hiếu mẹ cha hoặc nuôi con một mình, lúc này ta có thời gian quán chiếu nhiều hơn để thấy rõ không có tình yêu thương chồng vợ mình sẽ bớt nhọc công, lao sức lo lắng nhiều điều mà an tâm làm tròn trách nhiệm khác.
Đời nay ở góa do nhân gì?
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
Sống ở đời ít ai nghĩ hậu quả về sau, chỉ biết thỏa mãn khoái lạc nên mặc tình dan díu, lấy chồng người khác làm vợ người đau khổ tràn trề, có khi gần như tuyệt vọng. Không gì buồn tủi, cô đơn hơn khi có chồng mà chẳng được chồng yêu, lại đi tìm người con gái khác để ân ái, dẫn đến ghen tuông mà gây ra nhiều vụ án hết sức thảm thương. Vợ nhỏ thân tàn ma dại vì bị vợ lớn tạc axit, người chồng buồn quá nhảy lầu tự tử, vợ lớn lãnh án chung thân, con cái sa đà nghiện ngập, hút chích. Thật tội nghiệp thay cho thân phận đàn bà, vì chút ghen tuông vô cớ mà làm tan nát hạnh phúc gia đình. Làm đấng mày râu các anh hãy nên chín chắn suy nghĩ, chớ vì tham đắm sắc đẹp mỹ nhân mà làm khổ lẫn nhau.
Phụ nữ ngày nay phần đông ở góa, tuy có chồng nhưng không bao giờ có được tình yêu trọn vẹn, khổ đau, buồn tủi, hận lòng một mình, côi cút nuôi con trong đau xót vô vàn. Nhiều người ở vậy không nổi nên tìm chỗ gá nghĩa nương thân nhưng ít bao giờ được hạnh phúc trọn vẹn, và cuối cùng cũng đường ai nấy đi. Nhân khinh rẻ, mạt sát chồng, hung dữ coi thường chồng nên gieo nhân thì phải gặt quả, bụng làm dạ chịu chứ than thân trách phận làm sao được. Tuy nhiên, nếu người biết tu thì dễ dàng vượt qua chỗ này mà lo làm ăn, nuôi dạy con cái đến nơi đến chốn, nương nhờ cửa Phật mà sống tốt hơn nhờ tin sâu nhân quả.
Làm thân tôi tớ do nhân gì?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa
Người bần cùng khốn khổ vì làm tôi tớ cho thiên hạ mà sống nhọc nhằn, bị người sai khiến, hành hạ đủ điều, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, còn tệ hơn kiếp ngựa trâu cày bừa cực khổ, chuyên chở ngày đêm, bị người trói cột, đánh đập đau đớn. Tất cả đều do mình tạo lấy vì kiếp trước được người giúp đỡ, lo lắng như người thân lại không biết ơn mà còn đang tâm phản phúc, làm người bị nạn. Do nhân như thế mà ngày nay phải chịu quả khổ, chịu nhọc nhằn làm thân tôi tớ, khổ sở trăm bề. Chúng ta thọ ơn ai phải biết ghi nhớ trong lòng, chờ có cơ hội mà đền ơn đáp nghĩa, chớ nên phụ bạc, ác lòng hại người giúp đỡ mà trăm kiếp, nghìn đời phải chịu quả khổ đắng cay làm tôi mọi cho người. Khi thọ ơn ai điều gì dù rất nhỏ nhẹm thì người hiểu đạo cũng phải khắc cốt ghi tâm, chờ có dịp để đền ơn đáp nghĩa. Không trả ơn mà còn phản phúc thì đời nay nghiệp nặng phải sinh làm trâu, bò, lừa, ngựa để kéo xe nặng nhọc mà vẫn bị người bạc đãi, nhẹ thì làm tôi tớ cho người sai bảo mà trả quả kiếp xưa.
SÁU CĂN KHÔNG ĐẦY ĐỦ
Đời nay mắt sáng do nhân gì?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
Con người làm được mọi việc tốt đẹp, an toàn là nhờ có đôi mắt sáng, đôi mắt ấy nhìn thấu rõ mọi sự vật để ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật. Có một bà lão ăn mày muốn cúng dường Tam Bảo mà không có tiền, một hôm bà xin được 2 xu, với lòng thành kính bà nhịn ăn đi đến tiệm mua dầu. Người chủ bán dầu ngạc nhiên hỏi, “hôm nay bà mua dầu để làm gì?”. Bà nói, “tôi mua dầu để cúng dường Phật, mong đời sau đủ phước báu để chuyển kiếp nghèo hèn này”. Chủ bán nghe nói thế vui vẻ cho bà thêm một phần để cúng dường, nhờ vậy ngay hiện đời bà được sáng tâm, đèn của bà đốt cả ngày đêm không tắt, dù có thổi đèn cũng như vậy. Ta cúng dường với lòng thành kính thì quả báo đến hết sức kỳ diệu, nhiệm mầu đến lạ lùng, khó có thể tin đó là thật; hoặc ta hay thắp sáng đèn đường để người qua lại dễ dàng, thấy được gò nỗng, sình lầy mà không bị vấp ngã.
Lời Phật dạy: Quả báo TÀN KHỐC cho Kẻ thứ ba nghe thôi sợ tới già
Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường người lạc lối.
Đui mù là một thiệt thòi rất to lớn, có mắt để nhìn, để thấy mà biết phân biệt được mọi sự vật đẹp xấu như thế nào. Có một thầy thuốc chữa bệnh mắt rất giỏi, một hôm có người phụ nữ bị bệnh mắt chữa trị nhiều nơi không hết và có nguy cơ bị mù, gặp được thầy giỏi bà mừng vô hạn nên hứa rằng, “nếu ông chữa lành đôi mắt cho tôi, tôi xin nguyện tất cả con cái của tôi sẽ làm người hầu cho ông để đền ơn đáp nghĩa”; nhưng đến khi ông sắp chữa lành đôi mắt thì bà giở giọng tráo trở, muốn lật lọng giao kèo. Thầy thuốc biết được tâm niệm xấu của bà nên oán giận mà dùng thuốc độc làm bà mù lại đôi mắt. Do vậy kiếp sau ông bị quả báo mù lòa từ lúc mới sinh ra. Một nguyên nhân gây mù lòa khác là hướng dẫn người lầm đường, lạc lối, đi vào chỗ đam mê, tội lỗi, làm nhiều điều xấu ác. Người thế gian ăn không ngồi rồi lợi dụng trẻ nít mồ côi bắt về làm mù mắt để đi ăn xin, đem tiền về cho chúng. Việc làm này quá tàn nhẫn, chỉ có những kẻ ác ôn, không còn tính người mới dám làm như thế. Quả báo về sau vô số kiếp bị mù lòa đôi mắt mà vẫn phải bươn chải tự kiếm miếng ăn trong nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn thiếu thốn, khó khăn.
Môi miệng sứt thiếu do nhân gì? Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật. Sáu căn không đầy đủ là một thiệt thòi to lớn, lại bị môi miệng sứt thiếu làm cho người càng thêm xấu xí. Thường những ai bị quả báo này hay tối dạ, chẳng sáng suốt tí nào. Nếu là con trai còn dễ coi một chút, nếu là con gái thì rất khó coi. Người bị như thế thường hay nói ngọng, nói đớt, đã xấu lại còn mắc chứng nói chuyện khó nghe. Bởi kiếp trước hay chọc phá người câm điếc, lại còn không tín tâm Tam Bảo, đi chùa mục đích để vui chơi thỏa thích hoặc nói chuyện phím, thấy người cúng dường sinh tâm tật đố, chỉ trích, dèm pha, chê bai người có giới hạnh đầy đủ. Nhẹ thì quả báo môi miệng sức thiếu, nặng thì câm điếc, ngọng nghẹo, xấu xí, tật nguyền, và còn vô số ác nghiệp khác mà cấu thành quả khổ cũng chỉ vì thấy biết sai lầm, không tin nhân quả mà chịu nhiều tai ương, khốn khổ trong cuộc đời.
Đời nay câm điếc do nhân gì?
Xưa từng ác khẩu mắng mẹ cha.
Mẹ mang nặng đẻ đau, chịu khổ sở nhọc nhằn, cha đi làm thuê làm mướn nuôi ta ăn học đàng hoàng, khi lớn khôn lại dựng vợ gã chồng, suốt một đời tận tụy hy sinh vì con trẻ; nhưng ta chẳng biết ơn mà còn chửi mắng cha mẹ thậm tệ nên đời nay phải chịu quả báo câm điếc, ngọng nghẹo, khốn khổ vô cùng. Kinh Phật dạy trên đời này có hai hạng người không thể trả ơn hết được là mẹ và cha, vậy mà ta nào hay biết; vì đắm sắc mê hoa, bị tiếng sét ái tình làm lung lạc lòng mình đến nỗi bất hiếu với cha mẹ, không cung cấp dưỡng nuôi khi cha mẹ tuổi già đã đành, lại còn đánh đập, mắng chửi, bỏ cho đói khát. Tội ấy cao ngất đất trời, bị đọa địa ngục chịu khổ đau vô số kiếp,
đến khi được làm người trở lại thì bị câm điếc, ngọng nghẹo, thật đáng thương thay. Mắng chửi, nói nặng người thì bị người mắng chửi, đánh đập trở lại, nếu không dằn được cơn giận thì hai bên xấu xé lẫn nhau dẫn đến “nai giạt móng, chó le lưỡi” mà còn gây thêm ân oán, hận thù không có ngày thôi dứt. Người Phật tử hãy nên lấy hạnh hiếu làm đầu, vì có hạnh này thì muôn hạnh lành khác mới được phát sinh theo và từ đó ta mới thật sự có tấm lòng nhân ái thương người, cứu vật. Người ngoài ta vẫn thương xót, giúp đỡ thì cha mẹ ta càng cung kính, hiếu dưỡng hơn; chắc chắn đời này và đời sau ta có thân thể tốt đẹp, trang nghiêm, đầy đủ mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý vẹn toàn.
PHỈ BÁNG NGƯỜI TU HÀNH CHÂN CHÍNH
Đời nay lưng gù do nhân gì?
Kiếp trước cười chê người lễ Phật.
Ai bị quả báo lưng gù thì người niễng một bên rất khó coi. Vì sao mà nên nông nỗi này? Thấy người tụng kinh, lễ Phật thì khinh khi coi thường, nói rằng Phật xi măng, Phật gỗ, lễ lạy như vậy có lợi ích gì; rồi lại cười chê người tu hành chân chính nên ngày nay chịu quả báo gù lưng như hứng chịu một khối thịt ung thư cả chục ký. Lễ Phật để ta biết được mình còn thấp kém, ti tiện mà cố gắng vun bồi phước huệ, học được hạnh khiêm tốn mà yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người. Nếu ta không biết lễ Phật thì cũng đừng nên cười chê, coi thường mà sau này phải chịu quả báo khổ đau vì nhân quả theo ta như hình với bóng. Khi nói năng hay làm việc gì ta phải cân nhắc kỹ càng trước khi nói và hành động, đừng chờ quả khổ đến rồi lại than thân trách phận và đổ thừa thì không nên.
Tay chân tật nguyền do nhân gì?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.
Người đánh đập người vô cớ hoặc bẫy lưới chim cá, làm người và vật khổ đau thì ngày nay phải chịu tật nguyền, làm người không đủ 6 căn. Chân tay bị cong quẹo, cà quèo cà quắp, người cao chưa đầy một thước, muốn tự mình ăn cơm uống nước rất khó khăn. Hạng người như vậy chúng tôi thấy rất nhiều vì tháng nào chúng tôi cũng đến trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa-Tỉnh Bình Dương để cùng chia vui sớt khổ với những người bất hạnh. Chúng tôi đã làm việc này trong nhiều năm với tấm lòng “của ít tình nhiều”, mong muốn mọi người sẽ được lành lặn, đầy đủ 6 căn như người bình thường; nhưng cũng may cho những người này vì hiện tại họ gặp được Chánh Pháp của Phật đà qua sự hướng dẫn của chúng tôi. Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa là cơ sở duy nhất có chùa Phước Thiện được sự quan tâm và giúp đỡ của lãnh đạo ủy ban chính quyền các cấp, nhờ vậy mà những trại viên ở đây luôn an tâm vui vẻ sống hòa hợp với nhau và biết làm lành lánh dữ, tin sâu nhân quả theo lời Phật dạy.
QUẢ BÁO CỦA SỰ LƯỜNG GẠT
Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
Xưa có một cô bé bán bánh do tâm cung kính cúng dường Tam Bảo nên sau này được làm hoàng hậu. Bà ta có 5 người tùy tùng, 4 người khiêng kiệu cho bà, 1 người chuyên dọn dẹp và được sai làm các việc cần thiết. Bà đến hỏi Phật nguyên nhân vì sao? Phật bảo 5 người đó trước là sa môn, do giả dạng hiện tướng tu hành nhận của cúng dường từ bà mà ngày nay phải làm thân tôi tớ trả nợ. Thiếu nợ không trả hoặc lường gạt của người khác nhẹ thì làm tôi tớ, nặng thì làm trâu ngựa để cày bừa, kéo xe nặng nhọc mà trả nợ năm xưa. Nhân quả rất công bằng không từ chối một ai, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, dù trăm kiếp ngàn đời chúng vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.
Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
Người đời trước biết làm phước cho các loài súc vật ăn uống no đủ, đàng hoàng, nhưng do nhân tham đắm, ngu si mà phải đọa làm heo. Làm heo thì sướng thật, được con người cho ăn uống phủ phê toàn những thứ bén mắt nên khi ăn chúng táp nghe phầm phập, ăn xong lại nằm phè ra ngủ một giấc ngon lành; ăn xong rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, được con người chăm sóc chu đáo, tắm rửa sạch sẽ ngày ba lần; nhưng cuối cùng chỉ trong vòng 3 tháng heo ta được đưa vào các lò thịt để cung cấp cho người. Loài chó cũng vậy, có những con chó nhà giàu được chủ thương yêu chăm sóc, nuôi nấng chu đáo hơn cả con người. Tuy chúng cũng được hưởng phước đầy đủ nhưng chỉ là loài thú, không có sự hiểu biết như con người. Con người dù nghèo nhưng biết tu nhân tích đức, tin sâu nhân quả thì cuộc sống vẫn giá trị và quý báu hơn vì có thể đóng góp nhiều lợi ích cho nhân loại.
Trích Chú giải Kinh Nhân Quả
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Kiếp trước chia rẽ vợ chồng người.
Khi lớn lên ai cũng muốn có một mái ấm gia đình sống an vui, hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa, nhưng tại sao ta mãi cô đơn không người ưng thuận, làm quen được một thời gian họ cũng tìm cách lánh xa, không chịu nên duyên chồng vợ. Tất nhiên, mọi việc đều có nguyên nhân, không phải khi không bỗng dưng như vậy. Nhân quả rất công bằng, nếu ta không ly gián vợ chồng người khác làm họ khổ đau, tuyệt vọng thì tại sao ta lại cô đơn trong khi lòng luôn thèm muốn một tình yêu đích thực.
Phá hoại hạnh phúc gia đình người là nhân không hạnh phúc trong đời sống hiện tại, khi ta gá nghĩa vợ chồng với ai thì cũng không được lâu dài, bền bỉ, bị đổ vỡ nửa chừng hoặc bị chết sớm. Người Phật tử khi nằm trong hoàn cảnh đó không nên buồn khổ vì có cơ hội báo hiếu mẹ cha hoặc nuôi con một mình, lúc này ta có thời gian quán chiếu nhiều hơn để thấy rõ không có tình yêu thương chồng vợ mình sẽ bớt nhọc công, lao sức lo lắng nhiều điều mà an tâm làm tròn trách nhiệm khác.
Đời nay ở góa do nhân gì?
Kiếp trước buông lung khinh rẻ chồng.
Sống ở đời ít ai nghĩ hậu quả về sau, chỉ biết thỏa mãn khoái lạc nên mặc tình dan díu, lấy chồng người khác làm vợ người đau khổ tràn trề, có khi gần như tuyệt vọng. Không gì buồn tủi, cô đơn hơn khi có chồng mà chẳng được chồng yêu, lại đi tìm người con gái khác để ân ái, dẫn đến ghen tuông mà gây ra nhiều vụ án hết sức thảm thương. Vợ nhỏ thân tàn ma dại vì bị vợ lớn tạc axit, người chồng buồn quá nhảy lầu tự tử, vợ lớn lãnh án chung thân, con cái sa đà nghiện ngập, hút chích. Thật tội nghiệp thay cho thân phận đàn bà, vì chút ghen tuông vô cớ mà làm tan nát hạnh phúc gia đình. Làm đấng mày râu các anh hãy nên chín chắn suy nghĩ, chớ vì tham đắm sắc đẹp mỹ nhân mà làm khổ lẫn nhau.
Phụ nữ ngày nay phần đông ở góa, tuy có chồng nhưng không bao giờ có được tình yêu trọn vẹn, khổ đau, buồn tủi, hận lòng một mình, côi cút nuôi con trong đau xót vô vàn. Nhiều người ở vậy không nổi nên tìm chỗ gá nghĩa nương thân nhưng ít bao giờ được hạnh phúc trọn vẹn, và cuối cùng cũng đường ai nấy đi. Nhân khinh rẻ, mạt sát chồng, hung dữ coi thường chồng nên gieo nhân thì phải gặt quả, bụng làm dạ chịu chứ than thân trách phận làm sao được. Tuy nhiên, nếu người biết tu thì dễ dàng vượt qua chỗ này mà lo làm ăn, nuôi dạy con cái đến nơi đến chốn, nương nhờ cửa Phật mà sống tốt hơn nhờ tin sâu nhân quả.
Làm thân tôi tớ do nhân gì?
Kiếp trước quên ơn cùng phụ nghĩa
Người bần cùng khốn khổ vì làm tôi tớ cho thiên hạ mà sống nhọc nhằn, bị người sai khiến, hành hạ đủ điều, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, còn tệ hơn kiếp ngựa trâu cày bừa cực khổ, chuyên chở ngày đêm, bị người trói cột, đánh đập đau đớn. Tất cả đều do mình tạo lấy vì kiếp trước được người giúp đỡ, lo lắng như người thân lại không biết ơn mà còn đang tâm phản phúc, làm người bị nạn. Do nhân như thế mà ngày nay phải chịu quả khổ, chịu nhọc nhằn làm thân tôi tớ, khổ sở trăm bề. Chúng ta thọ ơn ai phải biết ghi nhớ trong lòng, chờ có cơ hội mà đền ơn đáp nghĩa, chớ nên phụ bạc, ác lòng hại người giúp đỡ mà trăm kiếp, nghìn đời phải chịu quả khổ đắng cay làm tôi mọi cho người. Khi thọ ơn ai điều gì dù rất nhỏ nhẹm thì người hiểu đạo cũng phải khắc cốt ghi tâm, chờ có dịp để đền ơn đáp nghĩa. Không trả ơn mà còn phản phúc thì đời nay nghiệp nặng phải sinh làm trâu, bò, lừa, ngựa để kéo xe nặng nhọc mà vẫn bị người bạc đãi, nhẹ thì làm tôi tớ cho người sai bảo mà trả quả kiếp xưa.
SÁU CĂN KHÔNG ĐẦY ĐỦ
Đời nay mắt sáng do nhân gì?
Kiếp trước cúng dầu đốt đèn Phật.
Con người làm được mọi việc tốt đẹp, an toàn là nhờ có đôi mắt sáng, đôi mắt ấy nhìn thấu rõ mọi sự vật để ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật. Có một bà lão ăn mày muốn cúng dường Tam Bảo mà không có tiền, một hôm bà xin được 2 xu, với lòng thành kính bà nhịn ăn đi đến tiệm mua dầu. Người chủ bán dầu ngạc nhiên hỏi, “hôm nay bà mua dầu để làm gì?”. Bà nói, “tôi mua dầu để cúng dường Phật, mong đời sau đủ phước báu để chuyển kiếp nghèo hèn này”. Chủ bán nghe nói thế vui vẻ cho bà thêm một phần để cúng dường, nhờ vậy ngay hiện đời bà được sáng tâm, đèn của bà đốt cả ngày đêm không tắt, dù có thổi đèn cũng như vậy. Ta cúng dường với lòng thành kính thì quả báo đến hết sức kỳ diệu, nhiệm mầu đến lạ lùng, khó có thể tin đó là thật; hoặc ta hay thắp sáng đèn đường để người qua lại dễ dàng, thấy được gò nỗng, sình lầy mà không bị vấp ngã.
Lời Phật dạy: Quả báo TÀN KHỐC cho Kẻ thứ ba nghe thôi sợ tới già
Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường người lạc lối.
Đui mù là một thiệt thòi rất to lớn, có mắt để nhìn, để thấy mà biết phân biệt được mọi sự vật đẹp xấu như thế nào. Có một thầy thuốc chữa bệnh mắt rất giỏi, một hôm có người phụ nữ bị bệnh mắt chữa trị nhiều nơi không hết và có nguy cơ bị mù, gặp được thầy giỏi bà mừng vô hạn nên hứa rằng, “nếu ông chữa lành đôi mắt cho tôi, tôi xin nguyện tất cả con cái của tôi sẽ làm người hầu cho ông để đền ơn đáp nghĩa”; nhưng đến khi ông sắp chữa lành đôi mắt thì bà giở giọng tráo trở, muốn lật lọng giao kèo. Thầy thuốc biết được tâm niệm xấu của bà nên oán giận mà dùng thuốc độc làm bà mù lại đôi mắt. Do vậy kiếp sau ông bị quả báo mù lòa từ lúc mới sinh ra. Một nguyên nhân gây mù lòa khác là hướng dẫn người lầm đường, lạc lối, đi vào chỗ đam mê, tội lỗi, làm nhiều điều xấu ác. Người thế gian ăn không ngồi rồi lợi dụng trẻ nít mồ côi bắt về làm mù mắt để đi ăn xin, đem tiền về cho chúng. Việc làm này quá tàn nhẫn, chỉ có những kẻ ác ôn, không còn tính người mới dám làm như thế. Quả báo về sau vô số kiếp bị mù lòa đôi mắt mà vẫn phải bươn chải tự kiếm miếng ăn trong nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn thiếu thốn, khó khăn.
Môi miệng sứt thiếu do nhân gì? Kiếp trước thổi tắt đèn cúng Phật. Sáu căn không đầy đủ là một thiệt thòi to lớn, lại bị môi miệng sứt thiếu làm cho người càng thêm xấu xí. Thường những ai bị quả báo này hay tối dạ, chẳng sáng suốt tí nào. Nếu là con trai còn dễ coi một chút, nếu là con gái thì rất khó coi. Người bị như thế thường hay nói ngọng, nói đớt, đã xấu lại còn mắc chứng nói chuyện khó nghe. Bởi kiếp trước hay chọc phá người câm điếc, lại còn không tín tâm Tam Bảo, đi chùa mục đích để vui chơi thỏa thích hoặc nói chuyện phím, thấy người cúng dường sinh tâm tật đố, chỉ trích, dèm pha, chê bai người có giới hạnh đầy đủ. Nhẹ thì quả báo môi miệng sức thiếu, nặng thì câm điếc, ngọng nghẹo, xấu xí, tật nguyền, và còn vô số ác nghiệp khác mà cấu thành quả khổ cũng chỉ vì thấy biết sai lầm, không tin nhân quả mà chịu nhiều tai ương, khốn khổ trong cuộc đời.
Đời nay câm điếc do nhân gì?
Xưa từng ác khẩu mắng mẹ cha.
Mẹ mang nặng đẻ đau, chịu khổ sở nhọc nhằn, cha đi làm thuê làm mướn nuôi ta ăn học đàng hoàng, khi lớn khôn lại dựng vợ gã chồng, suốt một đời tận tụy hy sinh vì con trẻ; nhưng ta chẳng biết ơn mà còn chửi mắng cha mẹ thậm tệ nên đời nay phải chịu quả báo câm điếc, ngọng nghẹo, khốn khổ vô cùng. Kinh Phật dạy trên đời này có hai hạng người không thể trả ơn hết được là mẹ và cha, vậy mà ta nào hay biết; vì đắm sắc mê hoa, bị tiếng sét ái tình làm lung lạc lòng mình đến nỗi bất hiếu với cha mẹ, không cung cấp dưỡng nuôi khi cha mẹ tuổi già đã đành, lại còn đánh đập, mắng chửi, bỏ cho đói khát. Tội ấy cao ngất đất trời, bị đọa địa ngục chịu khổ đau vô số kiếp,
đến khi được làm người trở lại thì bị câm điếc, ngọng nghẹo, thật đáng thương thay. Mắng chửi, nói nặng người thì bị người mắng chửi, đánh đập trở lại, nếu không dằn được cơn giận thì hai bên xấu xé lẫn nhau dẫn đến “nai giạt móng, chó le lưỡi” mà còn gây thêm ân oán, hận thù không có ngày thôi dứt. Người Phật tử hãy nên lấy hạnh hiếu làm đầu, vì có hạnh này thì muôn hạnh lành khác mới được phát sinh theo và từ đó ta mới thật sự có tấm lòng nhân ái thương người, cứu vật. Người ngoài ta vẫn thương xót, giúp đỡ thì cha mẹ ta càng cung kính, hiếu dưỡng hơn; chắc chắn đời này và đời sau ta có thân thể tốt đẹp, trang nghiêm, đầy đủ mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý vẹn toàn.
PHỈ BÁNG NGƯỜI TU HÀNH CHÂN CHÍNH
Đời nay lưng gù do nhân gì?
Kiếp trước cười chê người lễ Phật.
Ai bị quả báo lưng gù thì người niễng một bên rất khó coi. Vì sao mà nên nông nỗi này? Thấy người tụng kinh, lễ Phật thì khinh khi coi thường, nói rằng Phật xi măng, Phật gỗ, lễ lạy như vậy có lợi ích gì; rồi lại cười chê người tu hành chân chính nên ngày nay chịu quả báo gù lưng như hứng chịu một khối thịt ung thư cả chục ký. Lễ Phật để ta biết được mình còn thấp kém, ti tiện mà cố gắng vun bồi phước huệ, học được hạnh khiêm tốn mà yêu thương bình đẳng với tất cả mọi người. Nếu ta không biết lễ Phật thì cũng đừng nên cười chê, coi thường mà sau này phải chịu quả báo khổ đau vì nhân quả theo ta như hình với bóng. Khi nói năng hay làm việc gì ta phải cân nhắc kỹ càng trước khi nói và hành động, đừng chờ quả khổ đến rồi lại than thân trách phận và đổ thừa thì không nên.
Tay chân tật nguyền do nhân gì?
Kiếp trước ngăn đường đánh cướp người.
Người đánh đập người vô cớ hoặc bẫy lưới chim cá, làm người và vật khổ đau thì ngày nay phải chịu tật nguyền, làm người không đủ 6 căn. Chân tay bị cong quẹo, cà quèo cà quắp, người cao chưa đầy một thước, muốn tự mình ăn cơm uống nước rất khó khăn. Hạng người như vậy chúng tôi thấy rất nhiều vì tháng nào chúng tôi cũng đến trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa-Tỉnh Bình Dương để cùng chia vui sớt khổ với những người bất hạnh. Chúng tôi đã làm việc này trong nhiều năm với tấm lòng “của ít tình nhiều”, mong muốn mọi người sẽ được lành lặn, đầy đủ 6 căn như người bình thường; nhưng cũng may cho những người này vì hiện tại họ gặp được Chánh Pháp của Phật đà qua sự hướng dẫn của chúng tôi. Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa là cơ sở duy nhất có chùa Phước Thiện được sự quan tâm và giúp đỡ của lãnh đạo ủy ban chính quyền các cấp, nhờ vậy mà những trại viên ở đây luôn an tâm vui vẻ sống hòa hợp với nhau và biết làm lành lánh dữ, tin sâu nhân quả theo lời Phật dạy.
QUẢ BÁO CỦA SỰ LƯỜNG GẠT
Làm thân trâu ngựa do nhân gì?
Xưa thiếu nợ người không chịu trả.
Xưa có một cô bé bán bánh do tâm cung kính cúng dường Tam Bảo nên sau này được làm hoàng hậu. Bà ta có 5 người tùy tùng, 4 người khiêng kiệu cho bà, 1 người chuyên dọn dẹp và được sai làm các việc cần thiết. Bà đến hỏi Phật nguyên nhân vì sao? Phật bảo 5 người đó trước là sa môn, do giả dạng hiện tướng tu hành nhận của cúng dường từ bà mà ngày nay phải làm thân tôi tớ trả nợ. Thiếu nợ không trả hoặc lường gạt của người khác nhẹ thì làm tôi tớ, nặng thì làm trâu ngựa để cày bừa, kéo xe nặng nhọc mà trả nợ năm xưa. Nhân quả rất công bằng không từ chối một ai, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, dù trăm kiếp ngàn đời chúng vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện.
Đọa làm heo chó do nhân gì?
Kiếp trước lừa gạt phỉnh hại người.
Người đời trước biết làm phước cho các loài súc vật ăn uống no đủ, đàng hoàng, nhưng do nhân tham đắm, ngu si mà phải đọa làm heo. Làm heo thì sướng thật, được con người cho ăn uống phủ phê toàn những thứ bén mắt nên khi ăn chúng táp nghe phầm phập, ăn xong lại nằm phè ra ngủ một giấc ngon lành; ăn xong rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, được con người chăm sóc chu đáo, tắm rửa sạch sẽ ngày ba lần; nhưng cuối cùng chỉ trong vòng 3 tháng heo ta được đưa vào các lò thịt để cung cấp cho người. Loài chó cũng vậy, có những con chó nhà giàu được chủ thương yêu chăm sóc, nuôi nấng chu đáo hơn cả con người. Tuy chúng cũng được hưởng phước đầy đủ nhưng chỉ là loài thú, không có sự hiểu biết như con người. Con người dù nghèo nhưng biết tu nhân tích đức, tin sâu nhân quả thì cuộc sống vẫn giá trị và quý báu hơn vì có thể đóng góp nhiều lợi ích cho nhân loại.
Trích Chú giải Kinh Nhân Quả
Thích Đạt Ma Phổ Giác
No comments
Post a Comment